Nạn Nhân - Victim

  • Thể hiện cảm xúc và tính khí theo cách sao cho lấy được sự chú ý và yêu mến.
  • Tập trung thái quá vào các cảm xúc bên trong, đặc biệt là những cảm xúc đau khổ. Kiểu “tử vì đạo”.
  • Nếu bị chỉ trích hay hiểu lầm, có xu hướng rút lui, hờn, dỗi.
  • Khá là kịch tính và đồng bóng.
  • Khi mọi việc trở nên khó khăn, muốn suy xụp và bỏ cuộc.
  • Kiềm chế cáu giận, dẫn đến trầm cảm, lãnh đạm, và thường xuyên mệt mỏi.
  • Bám chấp một cách vô thức vào việc gặp khó khăn.
  • Gây chú ý bằng việc có những vấn đề về tình cảm, hoặc đồng bóng và sưng sỉa.
  • Không ai hiểu tôi cả.
  • Tội nghiệp tôi quá. Những thứ kinh khủng luôn xảy đến với tôi.
  • Có thể là tôi đặc biệt thiệt thòi và khiếm khuyết.
  • Tôi là những gì tôi cảm thấy.
  • Tôi ước gì có ai đó sẽ cứu tôi thoát khỏi sự rối ren khủng khiếp này.
  • Có xu hướng đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài.
  • Cảm thấy cô đơn và đơn độc, thậm chí khi xung quanh là gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
  • Trải qua những cảm xúc u uất và bị bỏ rơi.
  • Chìm sâu trong ghen tị và so sánh tiêu cực.
  • Bằng cách hành động như vậy, chí ít thì tôi cũng lấy được tình yêu thương và sự chú ý mà tôi đáng được hưởng.
  • Nỗi buồn là một điều cao quý và tinh tế thể hiện sự sâu sắc, thấu hiểu và nhạy cảm.
  • Sinh khí bị lãng phí thông qua việc tập trung vào những suy diễn và sầu muộn nội tâm.
  • Lãnh hậu quả không mong muốn bằng việc đẩy mọi người ra xa.
  • Những người khác cảm thấy bức xúc, bất lực, hoặc tội lỗi vì họ không thể làm gì hơn ngoài “băng bó” tạm thời “vết thương” của “nạn nhân”.

9 mô thức tư duy khác:

Để hiểu chi tiết hơn về ảnh hưởng của những Mô Thức Tư Duy Tiêu Cực này lên bản thân mình, bạn có thể đặt hẹn 1 buổi nói chuyện trực tuyến (45 phút) với Chuyên gia Khai vấn – Phan Thục Anh, hoàn toàn miễn phí, qua đường link ngay dưới đây: