Lảng Tránh

Tập trung vào mặt tích cực và dễ chịu một cách thái quá. Né tránh khó khăn và những công việc không thoải mái và xung đột.

  • Né tránh xung đột và nói có với những thứ không thực sự mong muốn.
  • Hạ thấp tầm quan trọng của một số vấn đề thực sự và cố gắng làm chệch hướng người khác.
  • Thấy khó khăn khi nói không. Phán kháng lại người khác thông qua những cách công kích gián tiếp hơn là trực diện.
  • Đánh mất mình trong những nếp sống thường ngày và thói quen nhàn nhã, trì hoãn những công việc khó chịu.
  • Điều này thật quá khó chịu. Có thể là nếu mình mặc kệ nó thì nó sẽ tự giải quyết.
  • Nếu tôi giải quyết việc này lúc này, tôi sẽ làm tổn thương đến cảm xúc của ai đó. Tôi thà không làm việc đó còn hơn.
  • Nếu tôi xung đột với những người khác, tôi có thể sẽ mất kết nối với họ.
  • Tôi đã tìm thấy sự thăng bằng. Tôi không muốn rắc rối nữa.
  • Tôi thà bỏ qua chuyện với người đó còn hơn là gây chuyện.
  • Cố gắng giữ sự trung dung.
  • Cảm thấy lo lắng về những việc đã né tránh hoặc trì hoãn.
  • Sợ sự bình yên tâm trí đã dày công xây dựng bị phá vỡ.
  • Kìm nén sự giận dữ và phản kháng.
  • Bạn là một người tốt bụng vì để ý đến cảm xúc của người khác.
  • Không có gì tốt đẹp đến từ xung đột cả.
  • Mềm dẻo là tốt.
  • Cần có ai đó là người gìn giữ hoà bình.
  • Phủ nhận những xung đột và tiêu cực thực sự tồn tại khiến cho bản thân mất đi cơ hội đối mặt với chúng và biến chúng thành cơ may.
  • Cảm thấy tê liệt trước nỗi đau khác với việc biết cách tiếp thu được trí tuệ và sức mạnh từ nỗi đau. Những gì né tránh không biến mất mà trở thành ung nhọt.  Những mối qua hệ chỉ giữ được vẻ êm đẹp trên bề mặt khi né tránh xung đột.
  • Mức độ tin cậy của người khác đối với bạn bị hạ thấp bởi vì họ không rõ khi nào bạn che giấu những thông tin tiêu cực.

9 mô thức tư duy khác: