Kiểm Soát

Nhu cầu được chịu trách nhiệm và kiểm soát tình hình, bắt người khác phải hành động theo ý mình, phát sinh từ nỗi lo lắng.  Kết quả là lo lắng tột độ và mất kiên nhẫn khi không thể thực hiện được những điều đó.

  • Nhu cầu mạnh mẽ được giành quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm.
  • Kết nối với người khác thông qua cạnh tranh, thách thức, bạo lực hay xung đột thay vì thông qua các cảm xúc ôn hòa hơn.
  • Ngang ngạnh, đối đầu, và “nói thẳng nói thật”. Đẩy người khác ra khỏi vùng an toàn của họ.
  • Trở nên tràn đầy sinh lực khi thực hiện những điều không thể và vượt qua thách thức.
  • Bị kích thích bởi xung đột và kết nối thông qua xung đột. Ngạc nhiên khi những người khác bị tổn thương.
  • Nạt nộ người khác. Lối giao tiếp trực diện bị người khác nhìn nhận là giận dữ hay chỉ trích.
  • Tôi hoặc là kiểm soát hoặc mất kiểm soát
  • Nếu tôi làm việc chăm chỉ, tôi có thể và cần phải kiểm soát tình thế theo ý tôi.
  • Người khác muốn và cần tôi kiểm soát. Tôi đang làm ơn cho họ.
  • Cảm thấy lo lắng tột độ khi mọi việc không đi theo ý mình.
  • Trở nên giận dữ và nạt nộ khi những người khác không tuân lệnh.
  • Mất kiên nhẫn với cảm xúc hay phong cách khác biệt của người khác.
  • Có những lúc cảm thấy bị tổn thương hay bị phủ nhận, mặc dù hiếm khi thừa nhận cảm giác đó.
  • Không có tôi, bạn không thể hoàn tất được việc gì. Bạn cần thúc đẩy người khác.
  • Nếu tôi không kiểm soát, tôi sẽ bị kiểm soát, và tôi không thể sống như vậy được.
  • Tôi đang cố gắng làm việc vì tất cả mọi người.

Người “kiểm soát” đúng là có đạt được những kết quả nhất thời, nhưng với cái giá phải trả là cảm giác bị kiềm tỏa, phẫn uất của người khác, và mất khả năng sử dụng những năng lực tuyệt vời hơn của họ.  Mô thức tư duy kiểm soát còn gây ra vô vàn nỗi lo lắng vì nhiều cái trong công việc và cuộc sống không thể kiểm soát được hoàn toàn.

9 mô thức tư duy khác: